Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

LÀ CON GÁI ĐỪNG BAO GIỜ ĐÁNH MẤT NỤ CƯỜI!




Con gái – là món quà tuyệt vời nhất mà thượng đế ban tặng cho một nửa thế giới còn lại.

Vì vậy, con gái chúng ta có quyền kiêu hãnh, có quyền vứt bỏ và xé toạc những dằn vặt, đau khổ để tìm kiếm số phận mới bằng chính trái tim mình.

Là con gái đừng bao giờ đánh mất nụ cười…

Cuộc đời này luôn có muôn vàn khó khăn, gian khó buộc phải chấp nhận hay lựa chọn; con tim đắn đo, thổn thức đau đáu nhưng cùng đừng buông xuôi, hãy tìm cho mình một thứ vũ khí để xoa dịu, để lấp đầy và vững vàng bước tiếp. Con gái chỉ gồng mình mạnh mẽ chấp nhận mọi thứ, cố nuốt nước mắt, nuốt hờn giận vào trong, nén thành một khối u uất đến ngạt thở và dày vò mình hằng đêm. Đó chỉ là những chiếc gai nhọn len lỏi vào cuộc sống của mình thôi, mạnh dạn rút bỏ nó, sẽ đau đấy nhưng cố chịu một chút nhé, rồi vết thương sẽ lành lặn lại, xoa dịu nó bằng sự tin tưởng và yêu đời nhé! Nụ cười chưa bao giờ là thừa đối với con gái, đừng vội vàng đánh mất điều đó nhé!

Mẹ từng dặn dò con gái rằng không ai cho không ai một điều gì hết, cuộc đời là một vòng tuần hoàn vay trả lẫn nhau, nên nếu như người ta đòi lại hạnh phúc của con thì cứ trả đi, vì nó sẽ không còn là của riêng con nữa. Đừng vì điều đó mà dằn vặt tâm hồn đang khát khao được yêu thương, có nhiều thứ hạnh phúc cần phải đánh đổi bằng nước mắt thì mới nhận lại được nụ cười.

Sao cứ phải vịn cớ vào một lý do hay một người đã trở nên xa lạ nào đó mà không thể cười, không thể vui vẻ và lạc quan để sống tiếp. Đâu nhất thiết gỡ vội nụ cười cất giấu vào sâu trong con tim cần được sưởi ấm. Những ngày mưa ẩm ương,ướt nhẹp vẫn luôn ngóng đợi một vài tia nắng hiếm hoi hong khô, sưởi ấm; vậy sao con gái không gạt bỏ những ngày u ám đó đi kiếm tìm những ngày nắng dành cho riêng mình, cười vỡ òa, cười giòn tan.


Người ta bảo rằng nụ cười đắt giá lắm, vì nó là hạnh phúc, mà hạnh phúc thì chẳng thể đánh đổi, mua bán được. Con gái không cần ai thương hại, vẫn có thể vực mình đứng dậy bằng niềm tin và sự lạc quan. Người con gái thông minh là người con gái biết mạnh mẽ đúng lúc. Cười lên nhé, con gái, nó sẽ mang lại hạnh phúc cho bạn và cho mọi người.

Con gái à, dù ai kia có quay lưng lại với bạn thì mình vẫn ngẩng cao đầu tìm kiếm những giá trị khác. Chỉ cần chúng ta tin và kiên nhẫn vào những điều tồn tại trong cuộc sống. Không có lí do gì khiến con gái đánh mất đi nụ cười trên gương mặt. Vì con gái à, chúng ta đẹp nhất khi cười…


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

CÔNG TY CÂN ĐIỆN TỬ G7 CHUYÊN CUNG CẤP LẮP ĐẶT CÁC TRẠM CÂN Ô TÔ KỸ THUẬT SỐ TỪ 40-150 TẤN


Nói đến cân ô tô điện tử G7 chúng tôi là một đơn vị đi đầu toàn Miền Bắc. Với lợi thế trực tiếp sản xuất được tất cả các bàn cân theo tiêu chuẩn đo lường quốc tế IP 68 và trực tiếp nhập khẩu trang thiết bị chúng tôi cam kết cung cấp tới quý khách hàng những sản phẩm với giá cả rất cạnh tranh.

Ngoài ra đến với G7 quý khách sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp và khoa học trong phương thức làm việc, sự tận tình từ đội ngũ nhân viên chúng tôi tới quý khách hàng.
Sản phẩm cân điện tử là một sản phẩm thiết yếu của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng lại rất nhạy cảm với các tác động từ môi trường xung quanh nên vấn đề sửa chữa bào hành là vô cùng quan trọng. mua sản phẩm của chúng tôi quý khách hàng sẽ được bảo hành sản phẩm trong thời gian 2 năm. được kiểm tra định kỳ hàng năm bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

Công Ty TNHH thiết bị đo lường G7

Số 8, ngách 36/35, Phố Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè

3 món nộm dưới đây vừa đơn giản, vừa không tốn kém lại vô cùng hấp dẫn, ngon bữa cơm ngày hè oi bức.
1. Nộm hến
Nguyên liệu:
- Hến : 2kg
- Đu đủ xanh: 200g
- Thịt ba chỉ: 150g
- Mắm, muối, mì chính, dấm, đường, hạt tiêu
- Chanh, ớt, cà rốt, lá chanh, vừng, hành khô, rau mùi

3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè - 1
Cách làm:
- Hến ngâm sạch đất.
- Luộc chín hến, đãi lấy thịt, rửa sạch, vắt ráo nước.
3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè - 2
- Đu đủ, cà rốt gọt vỏ, nạo tươi, bóp muối, rửa sạch, vắt ráo.
- Thịt ba chỉ luộc chín, thái chỉ.
- Ớt tươi băm nhỏ.
- Rau mùi rửa sạch, thái khúc. Lá chanh rửa sạch, thái sợi nhỏ.
- Vừng rang vàng, giã nhỏ.
- Hòa nước mắm với nước cốt chanh, đường, mì chính, trộn vào đu đủ và cà rốt, để cho ngấm.
- Phi thơm hành, cho hến vào xào săn nhanh, nêm nước mắm, mì chính, xúc ra để riêng.
3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè - 3
- Đổ thịt lợn, hến trộn đều với vừng rồi trộn với đu đủ, cà rốt vừa ngâm, cho thê lá chanh, ớt, rau thơ vào trộn cùng. Xúc ra đĩa, trang trí đẹp mắt.
2. Nộm tai heo chua ngọt hấp dẫn
Nguyên liệu để làm nộm tai heo:
- Xoài xanh: 1 quả
- Tai lợn: 1 cái khoảng 250gr
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Lạc: 50gr
- Rau mùi, rau húng quế, húng bạc hà, rau răm.
- Chanh, đường, tỏi, ớt, nước mắm, mì chính, hạt tiêu, muối, hành tím
3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè - 4
Sơ chế nguyên liệu:
Bước 1: Tai lợn (heo) cạo rửa sạch, đem luộc chín với 1/2 thìa ăn phở dấm, 1 củ hành và mẩu nhỏ gừng đập dập.
Bước 2: Hành tây bóc bỏ vỏ, thái mỏng. Ngâm hành vào bát nước đá để hành bớt hăng.
Bước 3: Xoài xanh, cà rốt nạo bỏ vỏ rồi nạo thành sợi.
Khi tai heo đã luộc chín, để nguội thái sợi vừa ăn.
Bước 4: Các loại rau thơm nhặt rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi đem thái nhỏ. Tỏi và ớt bóc bỏ vỏ và bỏ hạt băm nhỏ.
Bước 5: Lạc rang chín, sảy sạch vỏ, giã thô lạc sao cho hạt lạc chỉ vỡ làm 2 làm 3.
Pha nước chấm: Tỏi, ớt, đường, mì chính giã nhuyễn rồi pha cùng 3 thìa nước mắm ngon, khuấy đều. Vắt chanh tươi rồi nêm hơi chua chua ngọt ngọt.
3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè - 5
Chế biến:
Bước 1: Cho xoài, hành tây vào tô lớn. Tiếp theo là cho tai heo đã thái mỏng vào tô.
Bước 2: Hỗn hợp nước chấm vừa pha khuấy đều rồi trộn đều với xoài xanh, hành tây, tai heo vừa xong.
Bước 3: Tiếp tục trộn đều cho gia vị thấm vào nộm.
Bước 4: Sau cùng là cho rau thơm thái rối vào, trộn đều lần nữa và cho nộm ra đĩa.
3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè - 6
Bạn có thể trang trí đĩa nộm của mình bằng cà rốt, cà chua, rau mùi… xung quanh.
3. Nộm sứa ruốc thịt, bò khô
Nguyên liệu làm nộm sứa:
- Sứa: 200g / túi đã ngâm sẵn gia vị bán rất nhiều trong các siêu thị và cửa hàng.
- Xoài xanh: 1 quả
- Dưa chuột: 1 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Ruốc thịt: 50g
- Bò khô: 50g
- Lạc (đâu phộng)
- Tỏi, ớt
- Muối, đường, dấm, tương ớt chua ngọt
- Rau thơm, rau mùi, kinh giới
- Sứa tươi ngâm sẵn dùng làm nộm sứa
3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè - 7
Sơ chế nguyên liệu:
- Cắt túi sứa, đổ sứa ra một cái rây cho ráo nước
- Xoài, cà rốt, dưa chuột thái chỉ.
- Xoài xanh, cà rốt thái chỉ
- Các loại rau nhặt rửa sạch, thái rối
- Hạt điều hoặc lạc rang chín, bỏ vỏ rồi giã dập.
Chế biến:
Bước 1: Pha nước trộn nộm
- Pha nước trộn nộm là phần quan trọng nhất, nó se quyết định nên mùi vị món ăn của bạn có ngon hay không. Chúng ta sẽ pha theo tỉ lệ 2 muỗng nước sốt chua ngọt: 2 muỗng dấm: 2 muỗng đường: 1/2 thìa cà phê muối. Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ hạt thái chỉ rồi cho vào nước trộn nộm.
Bước 2: Trộn nộm sứa
3 món nộm không thể không nhắc tới trong bữa cơm mùa hè - 8
- Cho sứa, xoài, cà rốt, dưa chuột, bò khô, ruốc thịt vào tô, rưới nước trộn gỏi vào trộn đều để 10 phút cho ngấm
- Trước khi ăn trộn rau vào và rắc lạc lên trên. Thế là chúng ta đa có một đĩa nộm sứa thật thơm ngon.
Chúc các bạn ngon miệng với 3 món nộm ngon mát này nhé!

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Những cựu binh Mỹ làm lại cuộc đời ở Việt Nam

Hơn 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hàng trăm cựu binh Mỹ tìm đến mảnh đất này với hy vọng có thể chuộc lại lầm lỗi từng phạm phải.

Dưới chân ngọn núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng, nhiều phụ nữ đội nón lá đi bán dạo đồ lưu niệm. Một cầu thang dẫn du khách lên đỉnh núi, từ vị trí này họ có thể một mặt ngắm ngoại ô thành phố miền trung, mặt kia ngắm Biển Đông.
Năm 1968, ông David Edward Clark từng đóng quân ở đằng sau dãy núi này, nhưng khi đó, ông không thể trèo lên đỉnh núi như bây giờ, cựu binh 66 tuổi cho hay. Bất kỳ ai làm điều đó cũng có thể lọt vào tầm ngắm của quân đội Việt Nam đóng gần đó.
Ông Clark trở lại thăm ngọn núi Ngũ Hành Sơn chia cắt doanh trại của ông với quân đội Việt Nam 

"Chúng tôi thậm chí có quy định là không ai được rời khỏi doanh trại mà không mang theo súng", BBC dẫn lời ông Clark nói. "Vì thế tôi quanh quẩn với khẩu M16 cả ngày. Và tôi chĩa nó vào mặt bất cứ người Việt nào tôi gặp. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Tôi muốn họ phải sợ tôi. Cách đó giúp tôi có cơ hội sống sót nhiều hơn".
Trở về Mỹ sau chiến tranh, không ngày nào trôi qua mà ông Clark không nghĩ về Việt Nam. 
"Tôi thường choàng tỉnh giữa đêm, người đầm đìa mồ hôi. Tôi nhìn thấy những người dù họ không có ở đó. Có lần tôi tỉnh dậy, lên kế hoạch phục kích quanh nhà vì tôi nghĩ Việt Cộng đang tới bắt mình", người đàn ông giấu đôi mắt đằng sau cặp kính râm nói. "Cách duy nhất để tôi thoát khỏi những ký ức đó là uống cho say. Tôi cứ uống, uống thật nhiều". 
40 năm sau, Clark quay trở lại Việt Nam, lần này không phải để chiến đấu mà là xây dựng một cuộc đời mới. Ông là một trong khoảng 100 cựu binh Mỹ, có thể nhiều hơn, đang sống ở Việt Nam. Nhiều người chọn sống ở Đà Nẵng và khu vực lân cận, nơi từng có phi trường quân sự tấp nập nhất của Mỹ trong suốt chiến tranh và là mảnh đất đầu tiên binh lính Mỹ đặt chân đến Việt Nam năm 1965. 
Năm 2007, ông Clark cuối cùng quyết định phải trở lại ngọn núi chia cắt doanh trại của ông với quân đội Việt Nam và lần đầu tiên trong đời, ông trèo lên đỉnh núi. 
"Đứng trên đỉnh núi, tôi có cảm giác yên bình mà tôi chưa bao giờ cảm thấy trước đây. Không bom đạn, không bắn giết, không có máy bay bay ngang đầu. Khi đó, tôi nhận ra rằng chiến tranh đã đi qua", ông nói. 
Ước tính có hàng chục nghìn cựu binh đã quay lại Việt Nam từ thập niên 1990, hầu hết là những chuyến thăm ngắn đến những nơi họ từng chiến đấu. Hàng thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều cựu binh vẫn chưa thể trả lời được câu hỏi rằng tại sao họ lại tham chiến ở đất nước này.
Ông Richard Parker, 66 tuổi, là một trong số đó. Ông trở nên mất phương hướng sau khi từ Việt Nam trở về và suốt 20 năm chìm trong rượu chè, ma túy, tình dục.
"Tôi là một kẻ lêu lổng, làm việc cho các nhà hàng, đi từ nơi này đến nơi khác, không quan tâm mình sống hay chết", ông nói. 
Những ký ức về sự hủy diệt và chết chóc ở Việt Nam cứ ám ảnh ông.
"Tôi bị tẩy não nặng tới mức trước khi đến với cuộc chiến, tôi đã muốn giết những người Cộng sản. Nhưng khi tôi rời Việt Nam, tôi lại yêu con người nơi đây", ông nói. "Họ nguy hiểm ư? Điều duy nhất họ muốn làm là trồng lúa và sinh con".
Ông Parker  quay trở lại Việt Nam tìm thấy ít nhiều cảm giác thanh thản
Ông Parker quay trở lại Việt Nam và tìm lại được cảm giác thanh thản. Ảnh: BBC
Suốt nhiều năm, Parker chịu đựng chứng rối loạn trầm cảm sau chấn thương tâm lý, một căn bệnh mà hiện 11% cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam mắc phải, khiến hàng chục nghìn người trong số họ tự tử. 
Với Parker, cách duy nhất để cơn sóng lòng nguôi ngoai là quay trở lại Việt Nam. "Ở đây tôi tìm thấy ít nhiều cảm giác thanh thản với bản thân mình. Đôi khi tôi đến một nơi nào đó từng chiến đấu. Những nơi chìm trong hỗn loạn và hủy diệt thời đó giờ lại tràn ngập sự sống", ông nói.
Larry Vetter, một cựu binh khác, làm việc cho tổ chức Child of War Vietnam (Đứa con của Chiến tranh Việt Nam), một trang web kể về hậu quả của cuộc chiến. Ngôi nhà rộng rãi của ông treo cả cờ Mỹ lẫn cờ Việt Nam. Phía trên sofa có một tấm ảnh cưới.
Hè năm nay, cựu binh 73 tuổi kết hôn với người bạn gái Việt Nam Doan Ha. Khi Vetter đến Đà Nẵng tháng 11/2012, ông chỉ định ở đó 3 tháng để giúp một gia đình chăm hai con trai bị ảnh hưởng của chất độc da cam, loại chất độc diệt cỏ do quân đội Mỹ rải xuống trong những năm chiến tranh nhưng vẫn gây ung thư, bại liệt và dị tật cho nhiều thế hệ người Việt đến nay.
"Tôi có cảm giác chúng tôi cần phải khôi phục một số thứ", ông nói. "Chính phủ Mỹ từ chối làm điều đó, vì thế tôi ở đây để thực hiện bổn phận của mình".
Hè năm nay, cựu binh 73 tuổi đã kết hôn với người bạn gái Việt Nam Doan Ha

Một phần vì cảm giác tội lỗi mà ông Vetter đã ở lại Việt Nam sau khi 3 tháng trôi qua.
"Có một căn phòng nhỏ trong đầu tôi mà tôi không muốn mở vì tôi sợ những gì sẽ lộ ra từ đó. Tôi không biết chính xác trong đó có những gì nhưng bất cứ lúc nào cánh cửa hé ra tôi lại gặp ác mộng. Có thể căn phòng đó là lý do tôi ở Việt Nam. Chúng tôi đã làm quá nhiều điều ngu xuẩn ở đây", ông nói.
Chas Lehman, một người đàn ông 70 tuổi với bộ râu trắng và cặp kính râm, gọi việc ông quay lại Việt Nam là ý của Chúa. Việc chuyển sang đạo Thiên chúa đã cứu ông khỏi bị rơi vào hố đen của trầm cảm, vỡ mộng và rối loạn tâm lý sau chấn thương.
"Khi tôi được cử đến Việt Nam, nhiệm vụ tưởng như rất đơn giản: tôi phải ngăn không để miền Nam Việt Nam rơi vào tay lực lượng Cộng sản miền Bắc. Nhưng khi tôi đến Việt Nam, tôi biết điều đó không đúng và tôi phải rời khỏi đây", ông nói. "Trở lại Mỹ, mọi thứ đều vô nghĩa. Tôi như một mảnh ghép không vừa vặn. Khi đó Chúa Jesus đã cứu tôi và cho tôi biết ý nghĩa đời mình".
Cùng các tình nguyện viên khác, ông Lehman phân phát thức ăn, nước uống, quần áo và chăn màn cho các nhóm dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Mỗi chuyến đi, họ có thể giúp đỡ cho 65-300 gia đình. "Trong chiến tranh, tôi đã cảm thấy có lỗi với người dân Việt Nam nhưng tôi không thể tin họ. Bây giờ tôi cảm nhận được tình cảm dành cho họ", ông nói. 
Quay lại Việt Nam là một cách để chấm dứt những ký ức đã đóng băng, ông Richard Parker nói. "Chừng nào còn chưa quay lại, các anh sẽ còn nhớ đến Việt Nam như một đất nước của chiến tranh", ông nói.
Dù thi thoảng đi dạy tiếng Anh, hầu hết mỗi ngày của ông Parker ở Việt Nam đều lặp đi lặp lại việc đọc sách, đi bộ, trò chuyện với bạn bè và thưởng thức các món ăn.
Ánh mắt ông sáng lên khi giải thích cách Việt Nam đã làm ông hạnh phúc trở lại. Những ngày này, ông đã cười thật nhiều. "Và người Việt bày tỏ sự tôn trọng đối với tôi, thậm chí hơn cả sự tôn trọng mà tôi nhận được trên tư cách một cựu binh ở Mỹ", ông nói.
Ông Clark muốn nhiều cựu binh quay lại Việt Nam hơn. Bản thân ông đã trở lại nhiều lần sau chuyến thăm đầu tiên. Trong một chuyến đi bằng motor xuyên Việt từ Bắc vào Nam, một chuyện đã xảy ra mà có lẽ năm 1968 ông không bao giờ ngờ được: ông yêu một phụ nữ Việt Nam. Họ đã kết hôn hai năm trước.
Người cựu binh hít thở một hơi thật sâu. Ông tháo đôi kính râm ra, lau nước mắt. Giọng ông lạc đi.
"Tôi từng nghĩ người Việt Nam là những người dơ bẩn, thấp kém nhất thế giới. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy thật may mắn vì được sống ở đây. Tôi biết đây là nơi tôi phải sống. Chiến tranh đã đi qua và tôi sẽ chết ở nơi này", ông nói.
nhung-cuu-binh-my-lam-lai-cuoc-doi-o-viet-nam-3

Trong phòng khách của mình, ông Vetter khoe một bức ảnh trên laptop. Trong ảnh là ông khi khoảng 20 tuổi, trên một chiếc trực thăng, vào cuối những năm 1960. Bên dưới ông là rừng rậm Việt Nam, bên cạnh là một người lính cầm súng máy. 
"Sau chiến tranh, tôi có rất nhiều câu hỏi, nhưng không ai cho tôi câu trả lời", Vetter nói. "Vì thế tôi đã tự đi tìm. Càng đọc tôi càng không hiểu tại sao chúng tôi lại được cử đến Việt Nam. Tôi nhận ra họ đã lừa dối chúng tôi nhiều như thế nào và nghĩ 'nếu mình là người Việt, mình sẽ chiến đấu cho Việt Cộng'".
Từ trong bếp, vợ ông, Doan Ha, nhìn ông trìu mến. Vetter có thể già hơn nhiều tuổi và có những ký ức về Việt Nam mà cô sẽ không bao giờ hiểu hết được nhưng cô yêu chồng mình.
"Ông ấy có một trái tim nhân hậu. Không chỉ với tôi mà với tất cả mọi người", cô nói.