Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Chồng cần làm gì khi mẹ và vợ xung đột

Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn
Bênh mẹ thì nàng không ưng
Bênh vợ sợ mẹ đau lòng khổ tâm
Thôi đành đứng giữa mà khuyên
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Chớ đừng đứng ngả đứng nghiêng
Mẹ buồn-Vợ ghét cả nhà không vui.


Bạn không nên khuyến khích, vào hùa khi lắng nghe mẹ hay vợ nói xấu, phàn nàn về nhau. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy băn khoăn, bối rối.
Xung đột giữa mẹ chồng - nàng dâu thường xuất hiện khi tất cả cùng sống chung một căn nhà. Mâu thuẫn bắt đầu khi mỗi người có một quan điểm khác nhau. Đây là một tình huống khó khăn cho người chồng, người con trai trong gia đình. Vậy làm thế nào để duy trì hòa bình trong gia đình?
family-8411-1421661113.jpg
Ảnh: popsugar.
Nghe mẹ nói
Hãy nói chuyện và lắng nghe mẹ của bạn. Mọi người đều mong muốn được lắng nghe. Mẹ của bạn có quyền đưa ra quan điểm của mình. Sau tất cả, mẹ là người đã sinh thành và ở bên bạn khi bạn cần mẹ nhất. Mẹ cũng là người lớn tuổi, bạn và vợ cần tôn trọng mẹ.
Nghe vợ nói
Vợ là người phụ nữ quan trọng thứ hai trong cuộc đời của bạn. Nàng kết hôn với bạn, đến chung sống với bạn và cùng bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Cô ấy cũng xứng đáng để được lắng nghe và được tôn trọng ý kiến riêng của mình.  
Không can thiệp quá sâu
Hãy đặt vấn đề trong tầm kiểm soát. Những việc nhỏ như việc quyết định cách trang trí trong nhà hãy để mẹ và vợ thỏa thuận riêng với nhau. Bạn không nên can thiệp quá sâu. Nếu vấn đề cần được can thiệp, hãy giải quyết triệt để một lần để chấm dứt cãi vã.
Nêu ý kiến của riêng mình
Bạn đủ trưởng thành và nhạy cảm để hiểu được tình hình. Đầu tiên bạn cần phải quyết định xem bạn có cần can thiệp hay không. Nếu tham gia, hãy xem xét, cân nhắc kỹ tình hình một cách bình tĩnh và có quyết định thật phù hợp.
Duy trì một giọng điệu trung lập
Trong những tình huống cần giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ và vợ, điều quan trọng là duy trì một giọng điệu trung lập. Hãy lắng nghe cả hai, xem xét tình hình và cố gắng lay chuyển được cả hai. Bạn không nên sử dụng từ ngữ tiêu cực với một trong hai người, cũng như nói xấu, chê bai người này với người kia. Bạn là liên kết quan trọng giúp cả hai tôn trọng nhau.
Đừng buộc tội người này trước mặt người kia
Đừng bao giờ đổ lỗi cho vợ bạn trước mặt mẹ hoặc ngược lại. Về mặt đạo đức thì vợ trẻ hơn mẹ bạn, vì vậy một chút răn đe với nàng có thể không gây nên khó chịu. Tuy nhiên, vấn đề giữa mẹ chồng và nàng dâu vốn đã nhạy cảm và lòng tự trọng sẽ trỗi dậy ngay nếu bạn không khéo.
Không khuyến khích họ phàn nàn về nhau
Bạn không nên khuyến khích, vào hùa khi lắng nghe mẹ hay vợ nói xấu, phàn nàn về nhau. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy băn khoăn, bối rối khi rơi vào một cuộc tranh giành. Gia đình nào cũng vậy, sẽ có khi xảy ra xung đột giữa mẹ và vợ. Đây không phải là một điều mới hay ngoại lệ và trách nhiệm của người con trai, người chồng là hướng mọi chuyện về tầm kiểm soát. Nói rộng ra thì chính cách đối xử của người con trai với mẹ, của người chồng với vợ sẽ quyết định hòa khí trong gia đình. Nếu bạn tôn trọng mẹ, thì vợ của bạn cũng như vậy. Đồng thời nếu bạn yêu vợ mình và lắng nghe, thấu hiểu các vấn đề của cô ấy, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy băn khoăn khi giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ và vợ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét